Quy trình kiện sản phẩm Trade Mark của các luật sư bên Mỹ

Quy trình kiện sản phẩm Trade Mark của các luật sư bên Mỹ

Bài viết chỉ dựa trên trải nghiệm, có thể chưa đầy đủ, hoặc tương lai bên kiện có thể thay đổi hành vi. Cũng xin phép nhận thêm những đóng góp từ anh chị em để bài viết hữu ích hơn ạ! 
Đối với Cross-border Ecommerce, dù trong lĩnh vực POD (Print on Demand), Dropship hay sáng tạo nội dung, dù bạn bán trên store riêng (Paypal, Stripe) hay bán trên các sàn Amazon Etsy Ebay… dù hoạt động lâu hay mới vào ngành, Seller cũng cần nghiêm túc lưu tâm về vấn đề tranh chấp bản quyền liên quan tới Copyright, Trademark hoặc Patent (từ ngữ, hình ảnh, cấu trúc sản phẩm… đã được đăng ký trước)
quy-trinh-kien-san-pham-trade-mark

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN, CÓ LẼ NHỮNG ACE MỚI GẶP SẼ CẦN:

Phía Brand owner sẽ không đi kiện trực tiếp, mà sẽ nhờ bên luật sư khác để tiến hành các thủ tục pháp lý. Một số hãng luật đi kiện điển hình: Keith Vogt, HSP, GMC, SMG, SRipLaw, Revision Legal…
Trước khi khởi kiện lên tòa, bên kiện sẽ thu thập bằng chứng vi phạm. Một số cách thu thập bằng chứng điển hình: chụp lại hình ảnh listing vi phạm có đầy đủ tên, hình ảnh sản phẩm, website/store hoặc/và đặt đơn online từ store đó.
  • Sàn nào càng lớn, bên kiện sẽ ưu tiên tìm trên các sàn đó. Không có số liệu thống kê chuẩn, nhưng theo như Christine có theo dõi các case kiện mấy năm nay: những năm đầu, số defendant đa phần thuộc alibaba, aliexpress. 2-3 năm trở lại đây, tỉ lệ số store trong 1 list defendant đã chuyển dịch dần qua Amazon, sau đó là store riêng,Ebay, Etsy, Wish…
  • Các đơn “bằng chứng” thường có địa chỉ ship là “Commercial” thay vì “Residential” như bình thường. Địa chỉ ship hàng có bang (state/province) trùng với bang của hãng luật kiện. Ví dụ Keith Vogt, HSP, Revision Legal, GBC, …ở Illinois (IL), Sriplaw ở Colorado (CO), SMG, Pittaway Law ở Florida (FL),…. Vậy khi thấy đơn có địa chỉ Commercial tới những bang trên, ace nên lưu tâm hơn 1 chút ạ. Nếu thấy design đã từng bị kiện thì càng phải để ý hơn.
  • Một store có thể bị kiện nhiều case cùng 1 lúc, có thể bị kiện bởi cùng hoặc khác bên luật. Nên không có chuyện đang bị kiện mà tạm thời được “whitelist”.
  • “Tại sao cùng thời điểm có nhiều bạn cũng bán design vi phạm trên amazon nhưng không bị kiện, còn anh thì lại bị kiện” => Là do bên kiện chưa tìm ra họ, còn anh thì “hơi đen”, nên bên kiện họ tìm ra và kiện ạ 
Sau khi thu thập bằng chứng của hàng loạt các store online, bên kiện sẽ nộp đơn kiện lên tòa. Tòa sau đó sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành các action tiếp theo. Khi case được tiếp nhận thành công, tòa thường sẽ gửi trát kiện bản cứng tới seller (địa chỉ US seller đăng ký store), đồng thời gửi lệnh phong tỏa tài khoản về cổng thanh toán (Paypal, Stripe, Amazon, Etsy, Ebay, Shopify Express, Alibaba, Alixpress…). Phía cổng thanh toán buộc phải làm theo lệnh của tòa: phong tỏa toàn bộ số tiền liên quan đến tài sản của store owner – tài khoản vẫn hoạt động bình thường ngoại trừ việc balance bị hold.
  • Mỗi case kiện sẽ có case ID. Ví dụ: 23-cv-107, 22-cv-831, 21-cv-6237, 23-cv-564,..
  • Bản chất là kiện store, còn tiền bị hold là hệ quả của việc bị kiện.

Một số trải nghiệm seller đã gặp phải:

  • Các tài khoản paypal đang hoặc đã từng gắn vào 1 store sẽ đều bị hold liên đới (PGCom đã trực tiếp gặp 1 case, kiện 1 store và cả 5 tài khoản paypal đều bị hold balance, thời điểm đó là đầu 2020, họ chưa kiện tới Stripe).
  • Các tài khoản Amazon được share brand đều sẽ bị hold.
  • Một khi store bị kiện chính được giải quyết kiện xong, các tài khoản liên đới đều được nhả, dù seller có chủ đích chỉ muốn được nhả 1 số tài khoản.
  • Một số bên kiện làm gắt hơn, họ có thể kiện lên Domain Registrar (Namecheap, GoDaddy…) để chuyển quyền sở hữu domain của seller qua cho bên kiện.
  • Một số trường hợp nhận được trát kiện nhưng không bị hold balance.
Cổng thanh toán/sàn thương mại hay phía Domain Registrar sẽ đều phải thực thi lệnh của tòa án. Nên họ sẽ không (không có thẩm quyền/khả năng) giải quyết thay seller để xử lý vụ việc này với bên kiện. Cũng có nghĩa là khi case được giải quyết, cổng thanh toán sẽ nhận được lệnh của tòa, và nhả balance theo lệnh đó.
Khi tài khoản bị hold, cổng thanh toán thường sẽ gửi thông báo hold tài khoản cho seller kèm lý do. Amazon thường cho seller biết luôn case ID, bên luật đi kiện là ai, và listing bị kiện là gì. Trong tài khoản Amazon, mục Account Health thường cũng có gậy cho listing này. Paypal chỉ cho bạn biết tài khoản bị hold do bị kiện, một số trường hợp Paypal sẽ nói cho bạn biết bạn bị bên nào kiện, một số thì không.
Bên kiện có trách nhiệm liên hệ với bạn, họ thường gửi trát kiện qua email support/email đăng ký store, hoặc email đăng ký domain, bao gồm 1 loạt các tài liệu Complaints, các loại Motions, lệnh TRO,…. Bên kiện phải chứng minh cho tòa là đã liên hệ với bạn, ít nhất là qua email rồi, nên nếu được gửi mail nhưng không check/miss thì đó thuộc lỗi của chủ store ạ.
Một số trường hợp đã gỡ được lệnh TRO (lệnh phong tỏa tài khoản thành công khi case kiện chưa được giải quyết, lý do là hồ sơ bên kiện có 1 vài điểm sai sót hoặc lý do khác, trường hợp này khá hiếm, đặc biệt là những bên kiện đã tiến hành rất nhiều, có “kinh nghiệm”

quy-trinh-kien-san-pham-trade-mark
Khi gặp case kiện, Christine recommend ace nên làm 1 vài action sau đối với tài khoản/store:

  1. Với các sàn: Tạm ngưng bán, set store về vacation mode. Với store riêng: Tạm gỡ tài khoản paygate bị kiện ra khỏi store, nhằm mục đích hạn chế nguồn tiền nhận thêm vào tài khoản. Do để giải quyết 1 case kiện nếu theo hướng settle, số tiền bồi thường sẽ ảnh hưởng bởi balance còn trong tài khoản. Balance càng cao, số tiền bồi thường có thể càng cao (phí luật sư cũng có thể cao hơn). Việc giải quyết mỗi case kiện là độc lập (phí bồi thường và phí luật sư tính riêng). Nếu balance cứ tăng, tài khoản lại nhận thêm 1 hoặc 1 vài case kiện nữa, thì lúc này 1 mốc balance sẽ bị gánh nhiều case kiện => rất bất lợi cho mình
  2. Gỡ hoặc thay đổi hết các listing bị vi phạm. Việc tái phạm lỗi do cố ý hay vô ý cũng sẽ khiến việc giải quyết bất lợi hơn cho mình
  3. Nếu có thể, làm cho mức balance thấp nhất có thể. Ví dụ nếu là paypal, nếu có thể, hãy refund cho đối tác rồi chuyển lại bằng cách khác. Việc giảm balance sẽ có lợi hơn trong việc giải quyết kiện theo hướng đàm phán.
  4. Nếu store bị kiện ở các sàn có gắn thêm thẻ/tài khoản payment (PO, Pingpong, thẻ tín dụng…) để charge phí tự động (như Amazon chẳng hạn), ace nên tạm gỡ thẻ đó ra. Vì khi tài khoản bị clear balance (sẽ giải thích ở phần sau), có thể họ sẽ charge luôn cả trong thẻ.

Sau khi nhận được trát kiện, seller nên có những action cho case kiện. Mình có 2 hướng giải quyết chính:

  1. Phản đối vụ kiện và tiến hành kháng kiện (litigate). Nếu bạn chắc chắn bên kiện làm không đúng 100% (anh em hay gọi là kiện láo :v) hoặc mình không sai/không sai hoàn toàn, anh em có thể litigate case này. Cách này thường tốn thời gian, tiền bạc, thậm chí là tốn kém rất nhiều, tùy case. Đã có những trường hợp anh em tập hợp litigate case và đã thành công, em không tiện lấy ví dụ cụ thể ở đây vì mục đích bài viết không phải công kích, gây war ạ. Thậm chí anh em còn kiện ngược trở lại bên đó, vì họ kiện sai, mình thắng, và mình đã chịu nhiều tổn thất về doanh thu, tiền bạc để kháng case kiện ban đầu.
  2. Nếu muốn giải quyết nhanh hơn, anh em có thể chọn phương án hòa giải (settlement). Phương án này trong hầu hết các trường hợp sẽ tốn ít phí/thời gian hơn phương án 1. Bản chất của phương án này là đàm phán hòa giải với bên kiện mà không trực tiếp “ra tòa”. Mình sẽ bồi thường cho bên kiện 1 khoản coi như đền bù thiệt hại, bên đó sẽ rút đơn kiện từ tòa, loại bỏ store của mình ra khỏi list bị cáo. Tòa sau đó sẽ gửi lệnh về cổng thanh toán/Domain Registrar để gỡ bỏ phong tỏa.
Cá nhân (không phải luật sư) có thể tự liên hệ đàm phán với bên kiện. Từ những năm đầu, PGCom cũng tự liên hệ như vậy và đã thành công. Tuy nhiên hiện tại bên kiện thường không chấp nhận làm việc với cá nhân, không reply hoặc có rep nhưng bảo mình tìm luật sư. Và với vai trò là cá nhân không phải luật sư, kết quả bồi thường, thường sẽ cao hơn so với 1 luật sư có công cụ luật trong tay.

Bởi vậy, có nhiều cá nhân tiến hành làm dịch vụ “gỡ kiện”. Và sellers nên chú ý:

VIỆC GIẢI QUYẾT KIỆN TỤNG LÀ LÀM VIỆC VỚI BÊN KIỆN, CẦN MỘT VÀI THÔNG TIN CỦA STORE BỊ KIỆN CHỨ KHÔNG CẦN HOẠT ĐỘNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BỊ KIỆN.

Do đó:
LUẬT SƯ CHÍNH THỐNG CÓ THỂ GỠ KIỆN MÀ KHÔNG CẦN ACCESS TÀI KHOẢN/TEAMVIEW…
Nói như vậy chỉ để anh chị em hiểu hơn, còn tất nhiên nếu không phải luật sư nhưng giải quyết case ổn thỏa, hiệu suất tốt thì mình vẫn có thể tin tưởng hợp tác hoặc tự làm ạ.
quy-trinh-kien-san-pham-trade-mark

THỜI GIAN XỬ LÝ

Sau khi nhận được liên hệ từ bên kiện, bị cáo có 21 ngày “xử lý”. Thời hạn này gần hết, ACE có thể nhờ luật sư gia hạn thêm để xử lý. Quá hạn 21 ngày mà không liên hệ thành công với bên kiện, cũng không gia hạn được, case có thể vào Default Judgement (lệnh phán quyết mặc định), lệnh này cho phép bên kiện có thể rút tiền từ tài khoản của seller đến hết, tậm chí là âm, Christine hay gọi đó là clear balance.
 Bởi vậy, khi bị kiện, ace nên action nhanh gọn, hiệu quả nhé. Nếu có chọn bên thứ 3 để giải quyết, cũng nên chọn một bên uy tín để không lãng phí thời gian ạ.
  •  Vậy nếu quá hạn 21 ngày, balance chưa bị clear thì có thể tiến hành giải quyết case không? 👉 Có thể, nếu case chưa được vào default judgement. Để biết tình trạng case đã vào quy trình clear balance hay chưa, chỉ có thể với bên kiện. Vì sau khi có lệnh của tòa, còn khá nhiều thủ tục để case chính thức vào quá trình này
  •  Nếu balance đã bị clear, tôi có thể lấy lại số tiền đã bị clear hay không? 👉 Có thể nhưng tỉ lệ thành công rất rất rất thấp. Tuy nhiên trường hợp này vẫn có thể settle để lấy lại tài khoản. Bạn cũng có thể kháng cáo nhưng sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *